THCS thi tran Thanh Phu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Thống kê lượt truy cập

Những chuyện kể về Bác Hồ (Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Go down

Những chuyện kể về Bác Hồ (Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) Empty Những chuyện kể về Bác Hồ (Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Bài gửi  admin Thu Nov 04, 2010 12:26 am

1. Câu chuyện về ba chiếc ba lô

Trong những ngàysống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bácmệt, nên hai đồng chí định mang hộba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng,leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đócàng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đãđược phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đãchia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trảlời:
- Thưa Bác, rồiạ.
Ba người lênđường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xáchchiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lôcủa chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mởcả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Báckhông đồng ý và nói:
- Chỉ có laođộng thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kialại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
2. Kh«ng ai ®­îc vµo ®©y
Sách“Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 10, do Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm1996, trang 334, có đoạn:
“Ngày27 tháng 4 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe hai đồng chí: Lê Đức Anh và ChuHuy Mân báo cáo công việc, sau đó Người mời hai đồng chí ở lại ăn cơm vớiNgười”.
Sánghôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã…Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, HàNội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.
Khi BácHồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bácđến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước.Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:
- Aiđến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mớinhận phiếu và vào “buồng” phiếu.
Nhà báoMa Cường chợt nghĩ thật là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngànnăm có một” và vội giơ máy lên bấm, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay chephiếu lại, nói với Ma Cường:
- Khôngai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do vàbí mật cho công dân.
Nhà báobuông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.
Theolời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai “gợi ý”cả, Bác nói:
- Ấy,đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai,xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nàodự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Báctự bầu.
3. B¸t chÌ sÎ ®«i


Đồngchí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìacon. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên,xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháuăn đi!
Thấyđồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ănđi, Bác cùng ăn...
Cám ơnBác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡngbấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậuchán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất mộtnửa.
- Khổquá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt,nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏrồi…
4. Mét b÷a ¨n tèi cña B¸c


Tháng 4năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành nh÷ng th× gi quý b¸u v Ninh B×nh dàn xếp nh÷ng vấn đềđối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia. Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi quathị xã Ninh Bình để xuống Phát Diệm. Lúc đó tôi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hànhchính tỉnh. Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồngchí Uỷ viên thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Ch¸nh V¨n phòng đến hội ý. Hai đồng chí cũng cùngchung một ý nghĩ như tôi.
Tôiphân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón Bác, đồngchí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việc dọn dẹp văn phòng,chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm.
Quả nhưtôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã Ninh Bình. Nhândân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác. Bác ra khỏi xe vẫychào nhân dân. Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh.
Trướcsự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp Uỷ ban hànhchính tỉnh Ninh Bình.
Đếncổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ. Vừa đi Bác vừahỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo. Chúngtôi báo cáo với Bác về nh÷ngkhókhăn trong tỉnh, một số nơi nông dân còn bị đói.
Bác căndặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tích cực tănggia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp bình dânhọc vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học.
Chúngtôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối. Thực ra bữa cơm chúngtôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, nước dấm nấu bíđao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó khăn.
Bácnói:
- Hàngngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây đÓ ăn cơm được vì 9 giờ tối Bácđã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập hợp đồngbào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút,một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác mộtcặp bánh giò. Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyệnxong, Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốnkém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác.
Chúngtôi vâng lời Bác làm theo.
Nóichuyện với đồng bào NinhB×nhhôm đó, Bác nhấn mạnh:
- Đồngbào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cách chia rẽ đồngbào lương giáo.
- Đồngbào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt.
- Đồngbào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổquốc.
Kếtthúc, Bác hỏi:
- Đồngbào có đồng ý thực hiện ba điều tôi nêu ra không?
- Đồngý! Đồng ý! Hồ Chủ tịch muôn năm.
Hàngngàn nắm tay gân guốc giơ lên hưởng ứng. Tiếng hô và tiếng vỗ tay râm ran.
Bác vẫytay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng Bác mới bắt đầudùng “bữa ăn tối” của mình.5. Thêi gian quý b¸u l¾m


Sinhthời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khótrả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ýnhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuynhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thểthấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là cácthói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhândân.
Ở mộtmức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với BácHồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ ViÖt Nam, Người thẳng thắn góp ý:“Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiềungười chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quýbáu lắm”.
Trongkháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chúlàm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi baonhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chúđã không giành được chủ động.
Một lầnkhác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Báchỏi:
- Chúđến chậm mấy phút?
- ThưaBác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chútính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quýthời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu,vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đóđang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớphọc, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗngchuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả,tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồkhông dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trờihại quá.
Giữalúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp họccó tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bácđến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trongchiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướngcủa tất cả mọi người.
Về sau,anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Cácđồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Cóđồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
NhưngBác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thìbiết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn đểcho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Ba nămsau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịptết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tậptrung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lênđường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếpphương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xeđậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay,chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra,thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đạibiểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểutrước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩđến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôiđã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ vàtiền bạc của nhân dân”.
6. Chó cßn trÎ, chó vµo hÇm tr­íc ®i
Một ngàytháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễnchân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chínhphủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
Trongbữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýc-xăm-bua, Mông-pac-nát, nơi Bác có nhiều kỷniệm. Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Ngườinhiều điều...
Bỗngtiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khácxuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.
- ThưaBác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngaycho.
Bácquay lại ®ng chí Bộ, nói:
- Bácgià rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩntrước.
Rồi Bácđẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.
Bác làngười vào hầm trú ẩn sau cùng.7. B¸c cã ph¶i lµ vua ®©u


Có mộtsố người có ngôi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởngsự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễmphải thói đặc quyền, đặc lợi.
Suốtđời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào,đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.
Khángchiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên ViệtBắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng.Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ,còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.
Cuốinăm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã cóphong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhândân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bácđứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượnđược chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:
- Thếchú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vuađâu?
Mộtlần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loạicá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc s«ng Hång ®o¹n Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩacá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
- Cángon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chúđể đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.
Miếngngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyệncũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìnđĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.
- Báccó phải là vua đâu mà phải cung với tiến!
RồiNgười kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳngthích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc,phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.
Nhữnganh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp,thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chê Bác đi qua rồi mới lên xe đitiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cầnxuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần,Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:
- Cácchú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cáiđền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?
Lão Tửcó nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới đượctrường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ởngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thànhsống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay!
8. Tõ ®«i dÐp ®Õn chiÕc « t«
Đôi dépcủa Bác ''ra đời'' vào năm 1947, được ''chế tạo'' từ một chiếc lốp ô tô quân sựcủa thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Đôi dépđo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trênđường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:
- Đâylà đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa… Đôi hài thần đất, đi đến đâumà chẳng được.
Chẳngnhững khi ''hành quân'' mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếpkhách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.
Gặpsuối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thămbà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắnquần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép…
Mườimột năm rồi vẫn đôi dép ấy… Các đồng chícảnh vệ cũng đã đôi ba lần ''xin'' B¸c ®æi dÐp nhưng Bác bảo ''vẫn còn đi được''.
Cho đếnlần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lậpmẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới…
Máy bayhạ cánh xuống Niu Đê-li. Bác tìm dép. Anh em thưa:
- Có lẽđã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi… Thưa Bác….
Bác ôntồn nói:
- Bácbiết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàntoàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôitất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự…
Thế làcác ông "tham mưu con" phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhàđang nóng lòng chờ đợi…
Trongsuốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rấtquan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từnhiều góc độ, ghi ghi chép chép… làm anh em cảnh vệ lại phải một phen xem chừngvà bảo vệ "đôi hài thần kỳ" ấy.
Năm1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép "thâm niênấy". Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ vàchiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác,Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi,các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi…
NgheBác nói, cả đám dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- ThưaBác, cháu, để cháu sửa…
- ThưaBác, cháu, cháu có "rút dép" đây…
Nhaonhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đôi dép củaBác đã phải đóng đinh rồi; có "rút" cũng vô ích…
Báccười nói:
- Cũngphải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!
Bác"lẹp xẹp" lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân colên tháo dép ra, "thách thức":
- Đây!Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác…
Một anhnhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnhliếc thấy, "vượt vây" chạy biến…
Bácphải giục:
- Ơkìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy điđã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Tôi,để tôi sửa dép…
Mọingười dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.
Nhữngchiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tạidép của Bác cũ quá, Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…
Bácnhìn các chiến sĩ nói:
- Cáccháu nói đúng… nhưng chỉ có đúng một phần… Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mớitụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn ''thọ'' lắm! Muađôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên… Ta phảitiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo…
Đôi dépcá nhân đã vậy, còn ''đôi dép'' ô tô của Bác cũng thế!
Chiếcxe ''Pa -biết -đa'' sản xuất tại Liên Xô Bác vẫn đi, đã cũ, Văn phòng xin''đổi'' xe khác, ''đời mới'' hơn, tốt hơn, nhưng Bác không chịu:
- Xecủa Bác hỏng rồi à?
Anh emthưa rằng chưa hỏng, nhưng muốn thay xe để Bác đi nhanh hơn, êm hơn.
Bácnói:
- Ai thíchnhanh, thích êm thì đổi…
Hôm sauđến giờ đi làm, không biết là xe hỏng thật hay ''ai'' xui mà Bác đứng đợi bênxe mà xe cứ ''ì'' ra. Bác cười bảo đồng chí lái xe:
- Máymóc có trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa. Sửa xong Bác cháu ta đi cũng kịp…
Vài phútsau, xe nổ máy..
Bác lạicười nói với đồng chí lái xe, cảnh vệ:
- Thếlà xe vẫn còn tốt!

1. Chú sang xông nhà cho Bác

Vàocác dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ởlại trực cơ quan.
Mồngmột tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơquan.
Khoảng9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấynhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánhchưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
-Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
-Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Báckhen:
-Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh nămvất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thứcsuốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.
Bácnói tiếp:
-Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ươngĐảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trongTrung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bácnắm tay tôi:
-Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bácphân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồngchí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tếtnăm ấy, tôi lại là người vui nhất.

2.Nước nóng, nước nguội

Buổiđầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quátmắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệBác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Đượctin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bácdặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấyvào gặp Bác.
Trờimùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi,người như bốc lửa.
Đếnnơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừngvừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Saukhi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
-Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
-Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bácmỉm cười:
-À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
-Dạ có ạ.
Bácnghiêm nét mặt nói:
-Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chúvà cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguộidễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểuý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…

3.Chú ngã có đau không?

Vàođầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấcthổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya.Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồnglên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trờilạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôinhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuốngmột cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếngbước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
-Chú nào ngã đấy?
Chưakịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bácchạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Báckhông khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôitrào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
-Chú ngã có đau không?
Bácsờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
-Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống!Ngồi xuống!
Tôibàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậykhông! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôitrả lời Bác:
-Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Báccười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bácquay vào.
Tôiđứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên láchtách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

4..Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ

Đốivới chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dànhcho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùađông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áolụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho cácchiến sĩ.
Bácthường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế nàycũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Mùahè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổigià cũng suy nhược, dễ bị to¸t mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quầnáo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòanhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được ! ( Bác không dùng nênnói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấytrời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
-Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đìnhthì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồngchí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếuđịch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trờinắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
-Các đồng chí có nước ngọt uống không?
-Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
Đồngchí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
-Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụsúng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo antoàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sauđó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm củaBác còn bao nhiêu.
Tạisao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉđủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vàolương cả.
Tiềntiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, cónăm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiếtkiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiếtkiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chungquanh Bác, mua lợn để đón xuân.
Đồngchí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
-Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tươngđương với khoảng 60 lạng vàng).
Bácbảo:
-Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặngđể mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ chonhững chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâmpháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộđội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!
Vềsau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịchbiết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân đượcmột tuần!

5. Để Bác quạt

Năm ấy, Bác Hồ đếnthăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.
Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại.Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng đểđi.
Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thươngbinh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chíNinh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tayra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi"! Báclặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.
Bác đến từng giường anh chị em đau nặnghỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.
Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạtgiấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói:
- Để bác quạt.
Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui.
Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắpmáy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh

6. Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Bác của chúngta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Báccòn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩtrai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng LaVăn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" vớirau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà chomẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩngười dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình nhưHồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...
Mùa thu năm1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đạibiểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. ChịThêm kể:
"Đoànchúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hônthắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầyhoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng làcon gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.
Chị Ngân, chịCao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gáiđừng khóc. Gặp Bác phảivui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thếnào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Namđều thương nhớ Bác.
Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, emThơ...
Bác nói:
- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện.Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sảnxuất giỏi, chiến đấu giỏi".
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúngta.

7. Tấm lòng của Bác với thươngbinh, liệt sĩ

Ngày 10 tháng 3 năm 1946 báo Cứu quốc đăngthư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết:"Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước vàcác đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó khôngphải là uổng".
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôinghiêng mình trước anh hồn những chiếnsĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã đến dự lễ "Mùa đông binhsĩ" do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phốHà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ chochiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên namnữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thươngbinh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyệnchịu đựng không kêu ca, phàn nàn.
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chínhphủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bàota có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày kỷniệm quốc tế - "Ngày thươngbinh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghịtrù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có mộtsố đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩvà tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ ChíMinh gửi Thường trực Ban tổ chức " Ngày thương binh toàn quốc " Đầuthư Người viết :" Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả,đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uyhiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn,làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quânthù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh".
Chủ tịch Hồ Chí Minh giảithích:"thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảovệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồngchí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phảigiúp đỡ những người con anh dũng ấy ".
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thươngbinh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ănmột bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng làmột ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thươngyêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sôngTổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dânta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đemxương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạnngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".
Người xót xa viết: " Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốcvà đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nênbà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ.Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ khôngthể tái sinh".

8. Tấm lòng của Bác

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam đượcBác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ tráchtheo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):
- Cô Bi [You must be registered and logged in to see this link.] phải chăm sóc các cô, các chúấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lênhỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn củađịa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.
Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình.Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.
Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bácđối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chịà.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòngcủa Bác Hồ.

9. Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc

Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng GiớiThạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắttay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm,vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Báccòn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Khôngsao, chỉ một lát là hết xót ngay thôicháu ạ.
Rồi Bác nóivới đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:
- Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanhnăm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi imlặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:
Các cháu nàycon cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chỗnào rách thì khâu lại.
Bà cố tôi gầnmột trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:
- Ông già nàylà con người quý giá lắm đấy.
Rồi bà cố bảobố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằnglòng:
- Các đồng chílàm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?
Và Người đứngdậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:
- Đây mới làngười cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiềunhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.





[You must be registered and logged in to see this link.]
1.Những lời Bác dạy đầu tiên

Mùa thu năm 1946, tôi và ba đồng chí[You must be registered and logged in to see this link.]nữa được vinh dự theo Bác về nước trên chiếc tầu Đuy-mông Đuếc-vin. Tầu này làmột chiếc tầu chiến đã cũ, chạy lừ đừ chậm chạp. Lúc bấy giờ, tình hình ở trongnước đang căng thẳng ai nấy đều sốt ruột mong về sớm, nhưng giờ đây nghĩ lại,đối với chúng tôi, đó là một dịp may hiếm có để được kéo dài những ngày chungsống với Bác.
Trên chuyến xe lửa từ Pa-ri đi Mác-xây,Bác nói:
- Nước ta còn nghèo vì 80 năm bị đế quốcbóc lột, chiếm đóng. Đồng bào Nam Bộ giờ đây còn đổ máu. Chúng ta còn gian khổchiến đấu nhiều chứ chưa được sung sướng ngay đâu. Các chú về nước chính là đểphục vụ Tổ quốc, phục vụ đồng bào...
Lên tàu rồi, một hôm Bác dặn:
- ở nhà không có gì đâu. Nước ta thiếumáy móc, nguyên liệu, thiếu cả thợ lành nghề, tiền của ta lại ít. Song nước tagiầu về rừng núi, sông biển, đồng bào ta giầu về quyết tâm, dũng cảm và sángtạo. Các chú về phải chịu thương, chịu khó làm ăn, đưa những cái đã học ở nướcngoài về áp dụng thiết thực vào trong nước, giúp đỡ và hướng dẫn anh em trongnước cùng làm.
Tôi còn nhớ lúc đi tàu, thỉnh thoảng cónhững hôm tên đại tá chỉ huy tàu tổ chức tập trận giữa biển cả mênh mông, tiếngsúng đại bác, súng máy các loại thi nhau gầm thét, khói mịt mù, nước biển tungtoé ngoài khơi. Trong chúng tôi, thoạt tiên cũng có người hồi hộp, nhưng riêngBác vẫn điềm nhiên, ung dung hút thuốc lá, đứng xem. Bác mỉm cười bảo chúngtôi:
- Đấy, người ta thử kiểm tra tinh thầncủa các chú. Các chú có sợ không?
Nhân đó Bác chỉ cho chúng tôi thấy bọn đếquốc thường hay phô trương, khoe khoang về sức mạnh vật chất, còn nhân dân cáchmạng tuy nghèo nhưng hàng triệu người đoàn kết thành một khối, có tinh thầndũng cảm và mưu trí, nhất định đánh bại được bọn chúng....
Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩthi đua toàn quốc lần thứ nhất, tôi được Bác khen...
Vinh dự đó thuộc về anh em ngành quângiới, trong đó tôi nhờ sự chỉ bảo dẫn dắt của Bác đã đóng góp một phần.
Những lời dạy của Bác như bức cẩm nangquyết định mọi thắng lợi trong công tác của tôi.

2.Phải quan tâm đến mọingười hơn

Hồitrường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồđến dự lễ bế giảng của trường. Xuống thăm nhà bếp, Bác thấy làm cỗ có vẻ linhđình, Bác nói với đồng chí phụ trách trường: "Này, bế mạc, chứ không phải " bế bụng " đâu nhé!Kháng chiến còn khó khăn lắm đấy, các chú ạ".
Đếnbữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Bác hỏi: "Thế Bác ăn vớiai?". Đồng chí phụ trách gãi đầu gãi tai: "Dạ, xin để Bác ăn riêngcho tiện…". Bác ngắt lời: "Không tiện gì cả. Thế ra các chú muốn choBác ăn trên ngồi trốc à?". Và Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhânviên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùngăn với Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vàođây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được? Khi Bác lên nói chuyệnvới các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: "Bác Hồ sẽ huấnthị cho chúng ta". Bác cười mà bảo rằng: "Tôi nói chuyện với các đồngchí thôi, chứ có "huấn thị" gì đâu".
Buổitối, Bác ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Bác một chiếc đèntäa đăng rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn phòng trườngvà bảo rằng: "Đèn này to, tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếcđèn con thôi cũng đủ. Các đồng chí đổi cho Bác chiếc đèn khác".
Sángsớm hôm sau, trước khi Bác chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Bác có điềugì căn dặn thêm về công việc của trường. Người nói: "Tôi chỉ mong là cácđồng chí đừng quan tâm đến tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn".

3. Đờisống của nhân dân còn quan trọng hơn

Năm1951, hai nhà quay phim chiến sĩ miền Nam Nguyễn Thế Đoàn, Lê Minh Hiền đượctham gia vào đoàn cán bộ miền Namra Việt Bắc.
Đoànđã được Bác Hồ tiếp thân mật và tổ chứcđón tiếp long trọng tại Văn phòng Chủ tịch nước. Riêng mấy anh em điện ảnh miềnNamcòn được Bác mời đến trong một cuộc liên hoan lửa trại đầm ấm. Anh em đề nghịBác cho phép ''quay'' một số cảnh làm việc, sinh hoạt của Bác. Bác đồng ý. Vớichiếc máy quay phim ''cổ lỗ sĩ'' và một số mét phim ít ỏi, Lê Minh Hiền đã ghiđược một số hình ảnh quý giá - cho đến ngày nay là vô giá - về Bác Hồ.
Đồng chí Hiền và đồng chí Đoàn vẫn còn áy náy là Bác mặc quần áo giản dị quá, sợ mang vềmiền Nam chiếu lên, đồng bào có thể là quá xúc động hoặc là chê trách ngườiquay phim. Đồng chí Đoàn bàn với đồng chí Hiền là đề nghị Bác mặc bộ ka ki đạicán, kiểu Tôn Trung Sơn, bộ độc nhất của Bác để quay ''cho đẹp''.
TưởngBác đồng ý, nào ngờ Bác nói:
-Bác như thế đấy, có thế nào các chú cứ thế mà quay.
''Thua''keo này, lại bày keo khác. Lâu lâu hai anh em lại ''xin'' Bác mặc đại cán''cho''. Thấy các nghệ sĩ năn nỉ mãi, Bác cũng đành mặc ''cho'' đôi ba lần,những khi cần thiết… Tổ làm phim còn quay được một số cảnh Bác đánh máy chữ,trồng rau xanh, đi công tác lội suối, cưỡi ngựa. Anh em còn định xin quay mộtsố cảnh nữa về đời sống hằng ngày của Bác.
Bácnói:
-Thôi! Đời sống của Bác lúc này không quan trọng bằng đời sống của nhân dân.


[You must be registered and logged in to see this link.]

admin
Admin

Tổng số bài gửi : 432
Join date : 08/09/2009
Age : 44
Đến từ : Thạnh Phú, Bến Tre

https://thcsthitranthanhphu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết