THCS thi tran Thanh Phu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Thống kê lượt truy cập

Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

Go down

Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm Empty Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

Bài gửi  admin Sat Oct 30, 2010 8:37 am

HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

Saturday, 5. April 2008, 13:41:54

Sáng kiến kinh nghiệm
Tìm tòi sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuychưa phải là đề tài cấp cao (tỉnh, quốc gia), nhưng việc trình bày bản SK,KN cũng mang những yêucầu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học, tất nhiên là có lược bớt.Sau đây là hướng dẫn viết một bản SK,KN áp dụng cho Trường Đại học Tiền Giang từ năm2006.Tên SK,KN: Là một câu ngữ pháp chuẩn xác. Nó bao gồm cả nội dung và hình thức của bảnSK,KN.Kết cấu của SK,KNSK,KN gồm 3 phần

1. Mở đầu:
Phần này trình bày phương pháp tiếp cận SK,KN. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đềtài, ý nghĩa của sáng kiến, kinh nghiệm do mình tạo ra, và tác giả đã làm gì để hoàn thành sángkiến, kinh nghiệm đó, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này nhưsau (khoảng 1 - 3 trang):1. Lý do chọn SK,KN2. Lịch sử của SK,KN3. Mục đích nghiên cứu SK,KN4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
2. Nội dung:
Đây là phần chính (khoảng 3 - 10 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kếtquả thu được. Phải viết với văn phong nghiên cứu khoa học: viện dẫn, chứng minh chặt chẽ, nói cósách, mách có chứng; từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếutrích câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong giới chuyên mônliên quan với đề tài …) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào?trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và viết chữ nghiêng (có thể dùng footnote để ghi dấu cuốitrang); nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng,thực nghiệm, điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …) Tránhkể lể dài dòng, câu văn không chuẩn.Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương (ghi là chương 1, chương 2,chương 3, …), nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã. Khi phân theo chương thì ítnhất là 3 chương. Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đóchưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếulà kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình đểthực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quytrình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục
(hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đãdùng cho việc viết SK, KNNói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt làthuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả xuất sắc của mình. Sáng kiến, kinh nghiệmtốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu.
3. Kết luận:
Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp đểtriển khai, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu cóvà hướng phát triển của đề tài.3. Tài liệu tham khảo:Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảođược viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản. Thídụ:- Nguyễn Văn A, Kinh tế , NXB …, 2005 - Nguyễn Văn B, Văn hóa , NXB …, 2006 4. Tác giả cũng cần ghi mục lục vào cuối đề tài để người đọc dễ theo dõi.5. Về hình thức sáng kiến, kinh nghiệm:Tất cả được đóng thành tập. Nói chung toàn tập cũng không nên quá dày (tối đa 20 trangruột, trừ trường hợp đặc biệt có thể nâng lên thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tỉnh,quốc gia). Văn bản cần đánh vi tính, được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210 X 297cm ),font Unicode kiểu chữ Times New Roman, size 14, định lề trên 3cm, dưới 2cm, lề trái 3,5cm, lề phải2cm, dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines. Số trang được đánh chính giữa trên đầu mỗi trang. Xin xemcác mẫu bìa của sáng kiến, kinh nghiệm ở phần phụ lục.6. Quy trình thực hiện Sáng kiến, kinh nghiệm:Sáng kiến, kinh nghiệm chỉ cần đăng ký đề tài trước theo mẫu ở phần phụ lục (có thể điềuchỉnh trong 30% quá trình thực hiện), không cần bảo vệ đề cương, trường hợp này có thể ứng mộtkhoản kinh phí để mua sắm trang, thiết bị phục vụ cho công việc thực nghiệm (đối với SK,KN thuộclĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật); việc mua sắm trang, thiết bị phải theo báo giá của Sở Tàichính. Cũng có thể không đăng ký trước, miễn nộp bản SK,KN cùng sản phảm (nếu có) trước chophòng QLKH&QHQT theo quy định về thời gian xét duyệt. Trước khi xét duyệt, Hội đồng khoa(phòng) xét trước. Nếu đạt loại A sẽ chuyển lên Hội đồng trường xét tiếp. Những SK, KN có giá trịcao có thể được hội đồng khuyến khích chuyển thành đề tài nghiên cứu khoa học.Trên đây là hướng dẫn chung. Thực tế có những SK, KN đặc thù thì việc trình bày khôngnhất thiết theo mẫu này, miễn việc trình bày mang tính thuyết phục.

admin
Admin

Tổng số bài gửi : 432
Join date : 08/09/2009
Age : 44
Đến từ : Thạnh Phú, Bến Tre

https://thcsthitranthanhphu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết