THCS thi tran Thanh Phu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Thống kê lượt truy cập

Luật giáo dục năm 2005 (Quyền hạn và nhiệm vụ của nhà giáo)

Go down

Luật giáo dục năm 2005 (Quyền hạn và nhiệm vụ của nhà giáo) Empty Luật giáo dục năm 2005 (Quyền hạn và nhiệm vụ của nhà giáo)

Bài gửi  admin Tue Nov 02, 2010 12:33 am

Chương IV
NHÀ GIÁO
Mục 1
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO
Điều 70. Nhà giáo
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải cónhững tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức,tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo vềchuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theoyêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thânrõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ởcơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,




24
giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng
viên.
Điều 71. Giáo sư, phógiáo sư
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơsở giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủtục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Điều 72. Nhiệm vụ củanhà giáo
Nhà giáo có những nhiệmvụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu,nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và cóchất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, cácquy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhâncách của người học, đối xử công bằng với ngườihọc, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nângcao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương phápgiảng dạy, nêugương tốtcho người học;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 73. Quyền của nhàgiáo
Nhà giáo có những quyềnsau đây:
1. Được giảng dạytheo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nângcao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứukhoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điềukiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhânphẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ họckỳ theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Điều 74. Thỉnh giảng
1. Cơ sở giáo dục được mời người có đủ tiêu chuẩnquy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiệncác nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ,công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.




25
Điều75. Các hành vi nhà giáo không được làm
Nhà giáokhông được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự,nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánhgiá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3. Xuyên tạc nội dunggiáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Điều 76. Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 hằngnăm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mục 2
ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNGNHÀ GIÁO
Điều 77. Trình độ chuẩnđược đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn đượcđào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đốivới giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặccó bằng tốt nghiệp cao đẳng
và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc cóbằng tốt nghiệp đại học và
có chứngchỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ
thông;
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳngnghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướngdẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc cóbằng tốt nghiệp đại học và
có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;

e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luậnvăn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối vớinhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy địnhvề việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáochưa đạt trình độ chuẩn.
Điều 78. Trường sư phạm
1. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đàotạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Trường sư phạm đượcưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán




26
bộ quảnlý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào
tạo.

3. Trường sư phạm cótrường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
Điều 79. Nhà giáo củatrường cao đẳng, trường đại học
Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học đượctuyển dụng theo
phương thứcưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm
chất tốtvà người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh
nghiệmhoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được
giao nhiệmvụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về
nghiệpvụ sư phạm.
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chươngtrình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Mục 3
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚINHÀ GIÁO
Điều 80. Bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo vềchuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
Điều 81. Tiền lương
Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãitheo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác
ở trườngchuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên,trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộcnội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho ngườitàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởngchế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục côngtác ở vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặcbiệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở,
được hưởng chế độ phụ cấp vàcác chính sách ưu đãi theo quy định của Chính
phủ.

3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tácở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và
ưu đãinhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng
có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác; tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản





27
lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểusố để nângcao chất lượng dạy và học.

[You must be registered and logged in to see this link.]

admin
Admin

Tổng số bài gửi : 432
Join date : 08/09/2009
Age : 44
Đến từ : Thạnh Phú, Bến Tre

https://thcsthitranthanhphu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết